VÌ SAO TRẺ HAY MÚT TAY?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ mút tay để trấn tĩnh, tự xoa dịu hoặc giúp trẻ đi vào giấc ngủ một cách dễ dàng hơn. Trẻ mút tay là hành động thường có ở trẻ nhỏ và thậm chí thói quen này đã có từ khi trẻ còn trong bụng mẹ.

Thói quen này không thực sự nguy hại đến trẻ và hoàn toàn có thể thay thế mút tay bằng một ti gi. Khi trẻ đến tuổi chập chững biết đi, tật mút tay thường sẽ tự biến mất. Tuy nhiên, với những trẻ lớn hơn thói quen mút tay sẽ phát triển thành một tật khác, chẳng hạn như cắn móng tay.

Ngoài ra, nếu hành vi mút tay tạo thành một thói quen và tiếp diễn trong nhiều năm trẻ học mầm non, điều này có thể là vấn đề đối với sự phát triển của giọng nói và miệng.

1.Các vấn đề về răng miệng tiềm ẩn từ việc ngậm tay

Trẻ ngậm, mút ngón tay (thường là ngón tay cái) có thể ảnh hưởng đến miệng và hàm ngay từ khi 2 tuổi. Hành động này gây áp lực lên mô mềm của vòm miệng, cũng như hai bên của hàm trên. Những áp lực này có thể khiến hàm trên thu hẹp lại và răng có thể mọc lệch với hàm. Khi trẻ đến giai đoạn rụng răng sữa và vẫn duy trì thói quen mút tay này có thể khiến cho răng vĩnh viễn bị mọc xô lệch hoàn toàn.

Đối với tình huống này, vẫn có giải pháp là cho trẻ đi niềng răng điều chỉnh. Tuy nhiên, việc niềng răng tốn nhiều thời gian và tiền bạc. Trong khi đó cha mẹ vẫn có thể tác động để giúp trẻ từ bỏ thói quen ảnh hưởng đến răng miệng trước khi mọc răng vĩnh viễn (thường vào khoảng 6 tuổi).

Trên thực tế, mức độ nghiêm trọng của vấn đề răng miệng bắt nguồn từ tần suất và mức độ trẻ mút tay. Nếu trẻ chỉ ngậm và không mút quá nhiều thì vấn đề về răng miệng có thể ít tác động đến trẻ hơn. Ngược lại, nếu trẻ mút quá nhiều và lặp đi lặp lại hành vi này, các vấn đề đó có thể tác động mạnh và tiêu cực đến răng miệng của trẻ.

Một nghiên cứu năm 2016 của Tạp chí Nha khoa Nhi (Nhật Bản) đã phát hiện ra rằng, vết chai trên ngón tay do thói quen mút tay dự báo sự sai lệch về vị trí của răng khi hàm đóng lại ở trẻ nhỏ.

Các nha sĩ cũng phát hiện, những trẻ mới biết đi hoặc trẻ học mẫu giáo mút ngón tay thường xuyên và đủ mạnh để hình thành các vết chai có khả năng mắc các vấn đề về răng và hàm. Cũng theo nghiên cứu trên, nếu trẻ ngừng mút tay trước khi lên 4 tuổi mọi vấn đề về răng và hàm có thể không bị ảnh hưởng.

Điều quan trọng là cha mẹ cần theo sát trẻ, phát hiện sớm thói quen mút tay và chia sẻ điều này với bác sĩ để nhận được sự tư vấn kịp thời. Nhận diện sớm chính là chìa khóa để giải quyết những ảnh hưởng xấu từ thói quen mút tay ở trẻ.

2.Làm thế nào để trẻ không mút tay nữa

Cha mẹ cần lưu ý một số điều trước khi cố gắng ngăn trẻ mút tay. Vì suy cho cùng, thói quen này có bỏ được hay không lại tùy thuộc vào trẻ. Dưới đây là một số gợi ý để cha mẹ có thể thử áp dụng với trẻ.

Giữ bình tĩnh

Cha mẹ la mắng và yêu cầu trẻ ngừng mút tay ngay lập tức không phải là phương pháp hữu ích và lâu dài. Mặc dù có thể hiểu được tâm lý của cha mẹ khi nhìn thấy những hậu quả tiềm ẩn của của hành động mút tay; thế nhưng việc cha mẹ mất bình tĩnh, la mắng và khó chịu sẽ không đem lại được sự hợp tác từ phía trẻ.

Chuyển sự tập trung của trẻ sang việc khác

Khi cha mẹ thấy trẻ mút tay, hãy tìm đưa cho trẻ một món đồ nào đó để cầm, chẳng hạn như: trái bóng, đồ chơi trẻ em antona, gấu bông… bất cứ thứ gì có thể làm tay trẻ bận rộn và không đưa tay vào miệng mút nữa.

Nếu trẻ mút tay khi cảm thấy buồn chán, cha mẹ hãy khuyến khích trẻ chơi trò chơi như: tô màu, ném bóng qua lại, tập vẽ hoặc chơi xếp hình… để trẻ vừa vui vừa quên đi việc mút tay.Tuy nhiên, nếu hành động mút tay xuất phát từ việc trẻ cảm thấy lo lắng và muốn giải tỏa, thì việc chuyển sự tập trung sang một thứ gì đó khác là không đủ. Cha mẹ cần giải quyết nguồn gốc của sự lo lắng đó.

Khen ngợi

Cha mẹ thay vì liên tục nhắc đi nhắc lại, gây sự chú ý vào hành động trẻ đang mút tay, hãy cố gắng không tập trung vào đó và khen ngợi trẻ khi trẻ không mút ngón tay. Cha mẹ hãy nhớ, thu hút sự chú ý và gợi đến hành động mà cha mẹ muốn trẻ làm và động viên điều đó thay vì ngược lại.

Mỗi khi trẻ tự rút ngón tay ra khỏi miệng cha mẹ hãy khen ngợi trẻ như: “ Con giỏi lắm, đừng cho tay vào miệng nữa nha” hoặc “Hôm nay con rất ngoan khi không cho tay vào miệng, con giỏi lắm!”

Dạy trẻ kỹ năng đối phó

Khi trẻ mút ngón tay để đối phó với cảm giác sợ hãi, lo lắng hoặc buồn chán. Điều quan trọng cha mẹ cần giúp trẻ chính là xử lý các cảm giác không thoải mái trên.

Liều thuốc hiệu nghiệm nhất là tạo cho trẻ cảm giác thoải mái, bằng cách dạy con các bài tập thở, nghe nhạc hoặc thực hiện các động tác yoga đơn giản. Những hoạt động này tạo cho trẻ cảm giác thân thiện, dễ chịu để trẻ không còn mút ngón tay như một cách để đối phó với cảm giác khó chịu.

Tặng thưởng

Cha mẹ không thể giám sát trẻ 24/24, việc bỏ thói quen mút tay phụ thuộc vào sự chủ động của trẻ. Cha mẹ có thể tặng quà khuyến khích mỗi khi trẻ không mút tay. Lấy ví dụ như, mỗi khi chơi trò chơi trẻ không đưa tay vào miệng, cha mẹ sẽ tặng một hình dán mà trẻ thích (ví dụ như các nhân vật hoạt hình) để tăng động lực cho trẻ.

Đồng thời, cha mẹ đưa thêm những điều kiện lớn hơn như: cứ mỗi 10 hình dán được tặng, sẽ đổi lại một buổi đi chơi công viên mà trẻ yêu thích. Chính những mục tiêu này sẽ giúp trẻ phấn đấu để có được và dần từ bỏ thói quen mút tay.

Tạo vị khó chịu lên tay của trẻ

Tạo vị khó chịu lên tay của trẻ cũng là một cách làm để giúp trẻ không mút tay nữa. Có một số cách như dùng ớt, các loại gia vị cay nóng bôi vào tay của trẻ để trẻ sợ và không đưa tay vào miệng. Việc thực hiện các biện pháp khắc nghiệt như vậy không phải là một gợi ý hay và an toàn cho trẻ. Thay vì sử dụng các loại gia vị đó, cha mẹ có thể cân nhắc dùng thử một ít giấm để bôi nhẹ vào tay hay mút của trẻ. Gia vị này vẫn có thể làm trẻ cảm thấy khó chịu khi mút tay mà không gây hại hay nguy hiểm đến sức khỏe.

Cha mẹ cần tìm ra đâu là phương pháp phù hợp nhất với trẻ. Nguồn: Freepik

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *