Bỏ túi cách chữa nấm da ở trẻ sơ sinh khỏi hẳn, an toàn

Nấm da là một loại phát ban trông giống như con giun màu hồng hoặc đỏ cuộn tròn ngay dưới lớp da của trẻ sơ sinh. Tất nhiên chẳng hề có con giun nào ở đây cả. Đây là một loại bệnh nấm truyền nhiễm được gọi là bệnh nấm da ở trẻ sơ sinh.

Khá khó để phân biệt được nấm da với các loại phát ban thông thường ở trẻ sơ sinh vì triệu chứng khá giống nhau. Tuy bệnh không nguy hiểm nhưng cần được điều trị kịp thời để tránh gây khó chịu cho cơ thể của trẻ.

Bệnh nấm da ở trẻ sơ sinh là gì?

Trước khi tìm hiểu cách chữa nấm da ở trẻ sơ sinh. Mời phụ huynh hiểu rõ về triệu chứng và nguyên nhân gây ra nấm da đầu ở trẻ sơ sinh.

Bệnh nấm da có đặc điểm giống với viêm da cơ địa nhưng ở dạng viêm nhiễm ở dưới da, có thể da mặt hoặc da tóc. Nguyên nhân đến từ vi nấm dermatophytes. 

Nấm da ở trẻ sơ sinh là dạng viêm nhiễm dưới da

Viêm nhiễm da có thể lây lan từ người này sang người khác, đặc biệt khi các bé tiếp xúc gần hoặc dùng chung một số vật dụng, chẳng hạn như quần áo và khăn trải giường.

Với những trẻ sơ sinh, bệnh nấm da là bệnh nhiễm trùng nhẹ, nhưng có thể gây ngứa hoặc đau, rát. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây phát ban lan rộng.

Khi ngứa, trẻ có thể gãi tại vùng nấm da, vô tình đưa vi khuẩn bên ngoài vào vết thương, gây nhiễm trùng nghiêm trọng hơn. 

Dấu hiệu bệnh nấm da ở trẻ sơ sinh

Bệnh nấm da có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, có thể là da mặt, chân tay hoặc da đầu. Triệu chứng phát ban xuất hiện dưới dạng phát ban hình tròn hoặc gợn sóng với đường viền nhô cao.

Tại các vùng trung tâm, nấm da có màu đỏ đậm hơn.

Các triệu chứng được tìm thấy trên trẻ mắc nấm da như:

  • Ngứa, da bị kích ứng 
  • Trầy xước da dai dẳng
  • Khóc thường xuyên
  • Thay đổi hành vi, như khó ngủ hoặc cáu gắt thường xuyên.

Đối với bệnh nấm da lòng bàn chân, ngón chân hoặc móng chân tuy khó phát hiện ở trẻ nhưng sẽ ảnh hưởng nhiều trẻ mới biết đi.

Nấm da mặt thường gây ngứa, trầy xước

Các triệu chứng của bệnh nấm da chân có thể bao gồm:

  • Da khô, bong tróc
  • Mất móng
  • Sưng tấy
  • Rộp.

Bệnh nấm da đầu ở trẻ sơ sinh được phát hiện thường xuyên nhất, do thói quen sử dụng chung khăn tắm hoặc khăn tắm bị nhiễm khuẩn.

Các triệu chứng của nấm da đầu ở trẻ sơ sinh như:

  • Xuất hiện mảng nhỏ, gàu ngoài da
  • Mụn mủ nhỏ kết hợp mảng phồng rộp, tổ ong
  • Ngứa ở vùng đầu
  • Tóc rụng nhiều
  • Trứng tóc hạt tròn bằng hạt kê, màu nâu sẫm hoặc đen.

Nấm da đầu gây ngứa trên vùng đầu

Nguyên nhân gây nấm da đầu

Trẻ sơ sinh dễ mắc nấm da khi tiếp xúc với các bé khác hoặc động vật bị nhiễm trùng. Đặc biệt, mẹ có thể để ý kể từ khi cho bé đi nhà trẻ, trẻ bỗng mắc nhiều căn bệnh nhiễm trùng nhiều hơn.

Những nguyên nhân phổ biến khiến cho bé dễ mắc phải bệnh nấm da:

  • Vuốt ve chó hoặc mèo mắc virus nấm dermatophytes
  • Dùng chung gối, khăn tắm hoặc khăn trải giường với bé đã mắc vi nấm
  • Đi chân trần
  • Tiếp xúc với người mắc vi nấm
  • Chạm vào những thứ mà một người bị bệnh đã chạm vào gần đây.

Trẻ sơ sinh có nhiều khả năng mắc bệnh nấm da đầu nhiều hơn vì chúng thường xuyên tiếp xúc gần với người khác hay khả năng nhận thức về vấn đề vệ sinh còn hạn chế.

Cơ quan miễn dịch của bé còn non yếu. Nếu những bé xung quanh mắc nấm da ở trẻ sơ sinh, rất dễ lây lan ra toàn bộ khu vực.

Do bé tiếp xúc nhiều với môi trường nhiễm khuẩn

Cách chữa nấm da ở trẻ sơ sinh

Với những trẻ sơ sinh dưới 12 tháng tuổi, mẹ hạn chế cho bé dùng thuốc kháng sinh và corticoid để tránh để lại những hậu quả không mong muốn. Vì thế, phụ huynh nên áp dụng các mẹo chữa nấm da ở trẻ sơ sinh dân gian bằng các thảo mộc. Vừa an toàn vừa lành tính cho da của bé.

Dầu dừa

Bé mắc nấm da dạng khô, kết vảy. Mẹ nên sử dụng dầu dừa để tạo độ ẩm cho bé, tránh làm da của bé bị khô và gây ngứa.

Mẹ bỉm có thể tìm mua tinh dầu dừa loại tinh chất cao. Tiến hành bôi hai lần cho bé, lớp mỏng, nên bôi vào giờ trưa hoặc lúc trời nóng.

Chữa bệnh nấm da đầu bằng dầu dừa

Rau răm

Bé nào bị mặt và vùng kín thì phải trên 12 tháng mới dùng được rau răm nhé. Còn các vùng khác thì trên 3 tháng là có thể dùng được rồi.

Nếu bé đã trên 12 tháng rồi thì mẹ có thể sử dụng rau răm tại các vùng mặt và vùng kín. Do tính nóng của rau răm, dễ khiến làn da nhạy cảm bị rát. Mỗi lần bôi trong 30 phút sau, sau đó, lau khô cho bé, không nên để ngủ qua đêm.

Để tránh làn da bị khô, mẹ có thể bôi thêm dầu dừa để dưỡng ẩm nhé.

Tính nóng của rau răm có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn

Nghệ

Nghệ là liệu pháp an toàn bậc nhất, trẻ sơ sinh dưới 12 tháng tuổi có thể sử dụng thoải mái. Mẹ nên mua tinh bột nghệ để dùng trong lâu dài và đỡ mất công. 

Cách dùng: pha với ít nước để bôi, không nên đắp lên trực tiếp. Vì bé nhà khi cảm thấy khó chịu, sẽ làm trây hết ra ngoài.

Tùy vào vùng da của bé bị nhiều hay ít, pha 1 muỗng canh bột nghệ với 3 muỗng nước ấm trộn đều. Mỗi ngày bôi 3 lần cho bé, trong 4 tuần sẽ khỏi.

Lá Trầu Không

Theo cách dân gian thì Lá Trầu Không sẽ giúp kích được mầm bệnh ẩn cho bé.

Cách sử dụng: Lá trầu rửa sạch và giã nát lấy nước cốt. Một ngày bôi 3 lần cho bé. Với bé dưới 12 tháng thì sau 30 phút nên rửa sạch. Còn bé trên 12 tháng thì có thể để bé ngủ qua đêm.

Ngoài bôi lá trầu, nên nấu 20 lá với 3 lít nước trong 20 phút. Sau đó mẹ đổ ra thay, thêm 3 lít nước lạnh vào. Cho bé tắm toàn thân, nơi nào nổi nhiều thì lau tập trung vào nơi ấy. Kiên trì trong 3 tuần, sẽ dứt điểm cho trẻ.

Củ riềng

Củ riềng là cách hay để trị nấm da ở trẻ sơ sinh. Mẹ có thể vừa dùng bột củ riêng pha với nước ấm để bôi cho bé, vừa có thể nấu nước để tắm để nhân đôi hiệu quả.

Pha 1 muỗng bột củ riềng với 1 muỗng nước ấm. Một ngày bôi 3 lần. Còn để tắm thì nấu 5 củ riềng với 6 lít nước. Để bớt nóng rồi vừa tắm, lau tại vùng nổi nhiều.

Củ riềng chuyên trị nấm da ở trẻ sơ sinh

Lá Trà Xanh

Lá Trà Xanh có tác dụng khử khuẩn. Khi mắc các bệnh da liễu do vi khuẩn gây ra, mẹo dân gian cũng chỉ ra lá trà xanh có công dụng hữu hiệu nhất.

Đặc biệt, lá trà xanh có tính mát, trẻ sơ sinh sử dụng thoải mái không sao cả. Lá trà mua về, giã nát rồi đắp 3 lần/ ngày cho bé.

Bên cạnh đắp bã trà, mẹ có thể nấu 3 nắm lá với 6 lít nước trong 20 phút. Để nước ấm rồi tắm toàn thân cho trẻ.

Cách chữa nấm da đầu ở trẻ sơ sinh

Tương tự như chữa nấm da ở trẻ sơ sinh, nấm da đầu không nên sử dụng thuốc kháng sinh. Hiện, có rất nhiều phương pháp chữa nấm da đầu ở trẻ được dân gian truyền miệng như:

Bồ kết

Hoạt chất saponin trong bồ kết giúp nang tóc chắc khỏe. Hơn nữa, chất này còn có công dụng chống nấm da ở trẻ sơ sinh và tiêu diệt vi khuẩn. Không khó để chứng minh dân gian lan truyền bài thuốc gội bằng bồ kết để có mái tóc chắc khỏe.

Cách dùng: Mẹ chuẩn bị 5 – 7 trái bồ kết mang đi nướng vàng, thơm. Khi chín, bẻ đôi cho vào nước sôi trong 10 phút. Đến khi nước có màu đục do các tinh chất được chiết xuất ra thì dùng gội đầu và ủ tóc trong 10 phút. Sau đó, gội lại cho bé bằng nước ấm.

Bồ kết vừa giúp chắc khỏe tóc vừa giúp trị vi khuẩn

Đu đủ

Chữa nấm da đầu bằng đu đủ được xem như phương pháp tự nhiên được áp dụng nhiều nhất. Tác dụng của đu đủ từ protein và vitamin A, B, C, giúp phục hồi da đầu và tóc bị hư tổn.

Nhựa đu đủ có hoạt chất chống viêm kháng khuẩn, tiêu diệt các vi nấm rất tốt. Các chất chống oxy hóa của đu đủ làm giảm quá trình lão hóa. 

Cách dùng: Mẹ bỉm chuẩn bị khoảng 500gr đu đủ chín. Mang đi gọt vỏ và rửa sạch, sau đó xay nhuyễn rồi bôi lên da đầu. Bôi nhiều tại những vùng nổi, ủ trong 15 phút rồi gội đầu để xả thật sạch.

Bằng bia

Có vẻ hơi khác thường nhưng bia là một trong phương pháp chữa nấm da ở trẻ sơ sinh được lưu truyền từ lâu đời. Bia chứa các vitamin, khoáng chất giúp đẩy lùi sự phát triển của nấm và khắc phục tình trạng ngứa da đầu, trị gàu hiệu quả.

Cách thực hiện: Xả tóc bằng nước, sau đó, dùng bia gội đầu. Khi bia thấm vào nang tóc, dùng khăn ủ trong 20 phút rồi gội sạch bằng nước.

Bia chữa ngứa da đầu và nấm da ở trẻ sơ sinh

Hỗn hợp chanh và muối

Chanh kết hợp với muối sẽ tạo nên hỗn hợp kháng khuẩn hiệu quả. Cách này được ứng dụng nhiều trong điều trị bệnh da liễu như viêm da, vảy nến, chàm, nấm,…

Cách dùng: Lấy chanh tươi vắt lấy nước cốt, cho nước chanh vào 1 lít nước ấm. Sau đó, cho muối vào khuấy đều, lọc qua lớp vải màn để bỏ tạp chất. Mẹ dùng hỗn hợp để gội đầu cho bé, tiếp tục ủ trong 10 phút để tiêu diệt các vi nấm ký sinh. Cuối cùng làm sạch da đầu với nước.

Vỏ bưởi

Vỏ bưởi được xem như vị thuốc trong Y học dân tộc. Bởi nó có vị đắng, hơi cay, thơm dịu, dùng để thải độc tố rất tốt, chuyên điều trị các bệnh da liễu. Vỏ bưởi có hàm lượng vitamin và tinh dầu cao, có thể chiết thành tinh dầu dưỡng tóc, kích mọc tóc nhanh.

Cách dùng để trị nấm da đầu ở trẻ sơ sinh: Vỏ bưởi phơi khô và mang đun sôi trong 10 phút. Nước vỏ bưởi dùng để gội đầu, kết hợp với massage nhẹ để tinh chất thấm vào da đầu. Ủ trong 15 phút thì xả sạch với nước.

Cây nhu hương trắng

Có thể không phổ biến với những người thành thị, nhưng cây nhu hương trắng được tìm thấy rất nhiều tại vùng quê. Với nguồn tinh dầu dồi dào, bao gồm các hoạt chất Eugenol, ete metylic của Eugenol, o-cymen, p-cymen, cacvarol,.. nhằm tiêu diệt bất kỳ loại vi khuẩn nào.

Cách sử dụng: Mẹ dùng 150gr lá cây hương nhu nấu với 2 lít nước rồi lọc qua vải để bỏ bã lấy nước. Khi nước nguội thì dùng gội đầu và massage trong 5-10 phút, để tinh chất tiêu diệt hết vi khuẩn.

 

Cây nhu hương trắng tiêu diệt mọi vi khuẩn
Cách phòng ngừa nấm da ở trẻ sơ sinh

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, da của trẻ sơ sinh rất nhạy cảm dễ mắc các bệnh ngoài da không mong muốn. Vì thế để phòng tránh nấm da ở trẻ sơ sinh, mẹ có thể thực hiện các biện pháp sau:

Vệ sinh cá nhân thường xuyên

Đây được xem là nguyên nhân lớn nhất gây ra bệnh nấm da ở trẻ sơ sinh. Phòng ngừa hiệu quả bằng cách thường xuyên vệ sinh cá nhân cho bé. Tuy nhiên, không nên cho bé tắm quá lâu và ở nhiệt độ quá nóng. 

Ngoài việc tắm cho bé thường xuyên thì mẹ cần dưỡng ẩm cho da. Chuyên gia khuyến cáo rằng khi trẻ sơ sinh nấm da, ba mẹ cần bôi kem dưỡng ẩm theo nguyên tắc: bôi ít nhất 3 lần một ngày, sau 3 phút tắm và 30 phút trước khi bôi thuốc khác.

Mẹ có thể tham khảo một số loại kem dưỡng da phù hợp, lành tính và không gây kích ứng cho trẻ. Hiện đã có một số loại tã có khả năng bổ sung vitamin E trên bề mặt và hỗ trợ dưỡng da rất tốt.

Giặt giũ quần áo

Các loại nước xả vải, xà phòng giặt làm cho quần áo thơm hơn, tuy nhiên, chúng có thể gây hại cho làn da của bé. 

Xà phòng với chất tẩy mạnh có nguy cơ cao gây một số kích ứng trên da của bé. Khi lựa chọn xà phòng, ba mẹ nên chọn loại không có nhiều mùi, hóa chất, ưu tiên sản phẩm mùi tự nhiên.

Hình-17: Giặt quần áo thật sạch để trị nấm da ở trẻ sơ sinh

Thay tã

Tiếp xúc lâu với phân, nước tiểu, vùng da mặc tã dễ bị kích ứng và hăm, nhiễm khuẩn. Vì vậy, mẹ chọn lựa tã có khả năng thấm hút tốt, chống tràn và hạn chế tiếp xúc da.

Mặt khác, mẹ nên chú ý thay tã thường xuyên, đặc biệt là trước khi ngủ để con được sạch sẽ và khô thoáng. Bên cạnh đó, mẹ nên có thể tham khảo thuốc chống hăm với oxit kẽm, phòng ngừa nấm da ở trẻ sơ sinh.

Tăng hệ miễn dịch bằng sữa 

Nếu nhìn sâu xa hơn, hệ miễn dịch chính là tác nhân phòng chống bệnh ở trẻ. Trẻ hay ốm vặt đồng nghĩa với việc hệ miễn dịch đang suy yếu. Điều này xảy ra ở từng giai đoạn.

Để hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn và virus, mẹ nên tăng cường hệ miễn dịch cho bé. Ở giai đoạn dưới 12 tháng tuổi, bé cần nguồn dinh dưỡng dồi dào từ sữa mẹ.

Nhưng nếu sữa mẹ thường xuyên bị tắc và không đủ có thể do mẹ đã cho bé bú sai tư thế. Cần điều chỉnh lại để phù hợp.

Tuy nhiên, nếu như sữa mẹ thật sự khan hiếm do cơ địa thì mẹ nên bổ sung cho con bằng một thực phẩm khác. Không đâu khác, đó là sữa non. Sữa non chứa nhiều thành phần dinh dưỡng tựa sữa mẹ. Mời mẹ bỉm tham khảo thêm.

Lời kết

Những đốt nấm da ở trẻ sơ sinh trông có vẻ đau đớn và đáng quan ngại. Tuy nhiên, mẹ không nên lo lắng quá.

Nếu các triệu chứng kể trên không biến mắt trong vài tuần kể từ khi điều trị, mẹ cần hỏi ý kiến của Bác sĩ. Trẻ có thể cần một số loại thuốc mạnh có tác dụng chống nấm.

Hoặc mẹ đã ngộ nhận một loại bệnh phát ban khác. Điều quan trọng phải có sự chẩn đoán chính xác.

Hy vọng phụ huynh sớm điều trị tận gốc bệnh nấm da ở trẻ sơ sinh nhanh chóng. Bé có khỏe mạnh thì mẹ bớt phần lo âu. Hãy theo dõi blog Haruko để tham khảo bộ cẩm nang làm mẹ nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *